Kết Cấu Mái Thái Là Gì? Bản Vẽ Kết Cấu Nhà Mái Thái Chi Tiết

1 tháng 8, 2023 bởi
Vì Kèo Thép
| Chưa có bình luận



Kết cấu mái Thái đang là lựa chọn hàng đầu cho các công trình tại Việt Nam. Tham khảo ưu nhược điểm và bản vẽ kết cấu nhà mái thái chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của Vikeothep.com


Kết cấu mái Thái là gì?

Kết cấu mái thái là việc xếp chồng những lớp ngói thái theo tỷ lệ nhất định để tạo độ dốc phù hợp cho mái.

Mái thái được áp dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau như nhà cấp 4, nhà 2 - 3 tầng hoặc nhà có 1 tầng có gác lửng. Đây là một xu hướng phổ biến ở Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, với khả năng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.

Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể về kết cấu mái thái, thường người ta đặt tên loại mái dựa trên cách thi công. Do đó, không có tiêu chuẩn rõ ràng cho việc thi công mái thái. Tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ và người thiết kế, đơn vị thi công sẽ cung cấp bản vẽ kết cấu mái thái riêng và thực hiện theo yêu cầu.

Ví dụ, để làm cho công trình có vẻ phóng khoáng hơn, có thể tăng độ dốc nghiêng của mái. Điều này sẽ làm cho bề ngoài căn nhà trở nên hoành tráng và ấn tượng hơn.


Lưu ý quan trọng khi thi công nhà kết cấu mái Thái

Trong cấu trúc mái thái, việc lợp ngói đóng vai trò quan trọng nhất. Để tận dụng tối đa các ưu điểm về thẩm mỹ và tính chất của mái nhà, người thợ lợp ngói cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cao.Vikeothep gợi ý một số vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc mái thái như sau:

  • Độ dốc tối thiểu của mái thái là 30 độ.

  • Độ dài tối đa của mái thái không vượt quá 10m.

  • Mái dốc từ 45 độ - 60 độ không giới hạn chiều dài theo hướng xuôi mái nhà.

  • Với mái dốc 45 độ, chiều dài xuôi mái được mở rộng lên tối đa 15m.

  • Khi lợp mái thái, cần bắt đầu từ phần dưới và tiến hành lên phía trên, và từ phải sang trái.

  • Hàng đầu của mái phải được thi công tỉ mỉ và cẩn thận để đặt chuẩn cho các hàng lợp ngói sau.

  • Cần tạo ra khoảng trống vừa đủ và khoảng cách hợp lý giữa các viên ngói, tránh tình trạng lợp ngói quá chật chội.


Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu mái thái

Ưu điểm

Kết cấu mái thái có độ dốc lớn, giúp nước mưa nhanh chóng trôi xuống, tránh tình trạng ẩm mốc và giữ cho tường nhà khô ráo.

Khả năng tản nhiệt của mái thái giúp không gian trong nhà tránh nhiệt độ cao trong mùa nóng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam.

Kết cấu mái thái được sử dụng phổ biến trong mọi loại công trình nhà ở, bất kể là thành phố hay nông thôn, biệt thự sang trọng hay nhà cấp 4.

Với kiểu dáng độc đáo kết hợp giữa kiến trúc Thái Lan và Việt Nam, mái thái mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà, dễ dàng thấy được ở nhiều loại kiến trúc khác nhau.

Cấu trúc mái thái được coi là tốt về mặt phong thủy, với hình chóp nhọn và độ dốc thích hợp giúp tránh hung khí tích tụ trong nhà và hỗ trợ dòng lưu chuyển vượng khí, tài lộc đến với gia đình.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm đã nêu, nhà mái thái cũng mang những hạn chế cần được lưu ý. Đầu tiên, kiểu mái này yêu cầu thi công tỉ mỉ, chi tiết, làm cho quá trình xây dựng mất nhiều thời gian hơn. Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng, có thể bạn phải thực hiện công tác bảo trì để đảm bảo kết cấu và chức năng sử dụng.

Thứ hai, chi phí thi công nhà mái thái cao hơn so với những vật liệu khác. Do đó, xây dựng một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể tốn kém tương đương việc xây dựng một căn nhà 3 tầng thông thường khác.

Bản vẽ kết cấu nhà mái thái

Chúng tôi gửi đến các bạn một bộ Bản vẽ nhà mái thái 10×14 đầy đủ và chi tiết, sẵn sàng phục vụ cho gia đình đông người với không gian rộng rãi, thoáng mát, phù hợp khi xây trên khu đất rộng.

Bộ Bản vẽ này bao gồm các phần cơ bản như sau:

  • Bản vẽ kiến trúc.

  • Bản vẽ kết cấu.

  • Bản vẽ hệ thống điện.

  • Bản vẽ cấp thoát nước.

Những ai quan tâm đến việc xây nhà chỉ cần tải bộ Bản vẽ về và gửi cho các đơn vị nhà thầu để nhận báo giá. Để đảm bảo chất lượng công trình, nếu cẩn thận, có thể thuê thêm đơn vị giám sát.

Ngôi nhà được bố trí công năng như sau:

  • Tầng trệt bao gồm: cổng hàng rào, sân trước, phòng khách, bếp + ăn, 1 WC chung và 2 phòng ngủ.

  • Lầu 1 bao gồm: Sân phơi, ban công, không gian thờ, sinh hoạt chung, 2 phòng ngủ, 1 WC chung.

Phía trước và xung quanh ngôi nhà được chừa khoảng sân rộng thoải mái để xe ô tô và sinh hoạt ngoài trời. Không gian được thiết kế sáng sủa, thoáng mát và bố trí công năng phù hợp cho gia đình nhỏ.

Mặt tiền của ngôi nhà được thiết kế rất đẹp, với mái thái phá cách vừa sang trọng vừa hiện đại, tạo nên sự hấp dẫn và ấn tượng cho toàn bộ kiến trúc.

Bài viết trên đây Vikeothep đã chia sẻ tất cả các thông tin có liên quan về kết cấu mái thái. Hy vọng với những nội dung trên có thể giúp bạn biết cách thi công mái thái chuẩn xác nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức mới nhất về kết cấu mái ngói kèo thép nhé.


LIÊN HỆ NGAY
Chia sẻ bài này
TAG PHỔ BIẾN
KẾT NỐI VỚI FANPAGE
Đăng nhập để viết bình luận
Tư vấn
Chat ngay